Rượu dê đá
Dê là một loài vật nuôi phổ biến, là một trong lục súc (trâu, ngựa, Dê, lợn, gà, chó). Tron “Kinh Thi” có nhiều ghi chép liên quan đến Dê: “Nhật chi tịch hĩ, dương ngưu hạ lai” (vào thời khắc hoàng hôn, râu và Dê về chuồng). Dê có rất nhiều loại, như Dê núi, cừu, linh dương… Từ xưa tới nay thịt Dê luôn là loại thực phẩm hảo hạng, trong tiến Hán, chữ “mỹ” (đẹp 美) được hình thành dựa trên chữ “dương” (Dê 羊) và chữ “đại” (lớn 大). Thời xưa Dê còn được dùng làm vật cúng tế, trong thái lao (gồm trâu, Dê, lợn), thiếu lao (gồm Dê, lợn) đều có Dê.
Về loài Dê nhà, cũng có một số cách giải thích thần bí, ví dụ nói cây ngàn năm sẽ biến thành Dê, nền chính trị ổn định sẽ xuất hiện Dê ngọc. Sau khi liên hệ với cuộc sống thế tục, phương diện thần bí cũng giảm bớt, nội dung của luân lý xã hội cũng đã xuất hiện. Ví dụ cho rằng treo đầu Dê trước cửa có thể trừ trộm cắp. Hay như dùng Dê làm lễ vật khi gặp mặt, nguyên nhân vì khi Dê con bú sữa sẽ phải quỳ xuống, dường như rất biết lễ phép là vậy. Hiển nhiên, Dê ở đây đã mang ngụ ý may mắn cát tường. Nhưng, vẫn còn hai nguyên nhân nữa giúp Dê trở thành biểu tượng may mắn.
Xét tử góc độ văn tự, thời xưa chữ “dương” (Dê) được dùng thông với chữ “tường” (may mắn), nhiều khi “cát tường” được viết thành “cát dương”, có thể dễ dàng tìm thấy những chữ “đại cát dương” trên đồ đồng, nói và những dụng cụ khác thời cổ đại, cũng có nghĩa là “đại cát tường”.
Vì sự liên hệ đơn giản về mặt văn tự giữa “dương” và “tường” khiến một loài động vật như Dê đã trở thành vật mang ý nghĩa may mắn.
Ngoài ra, thời xưa chữ “dương” (Dê) cũng dùng thông với chữ “dương” (mặt trời). Trong “Sử ký – Khổng tử thế gia” có viết: “nhãn như vọng dương”, chữ “dương” ở đây là chỉ dương khí trên bầu trời. Không chỉ về mặt văn tự như vậy, cổ nhân còn thông qua tập tính của Dê để giải thích sự tương thông giữa “Dê” và “dương”.
Trong những câu nói cát tường có “tam dương khai thái”, câu nói xuất phát từ quẻ “Thái” trong Kinh Dịch: “Thái, tiểu vãng đại lai, cát hanh” (nghĩa là: quẻ Thái, kẻ tiểu nhân lánh xa, người quân tử đến gần, được may mắn). Xuân qua đông tới, âm tiêu dương thịnh, được hưởng may mắn, nên câu này thường được dùng để chúc tụng đầu năm. Câu nói cát tường này được thể hiện trên hình vẽ hoặc các vật phẩm phong thủy, đó là bức hình ba con Dê ở cùng 1 chỗ hoặc ba con Dê với ba tư thế khác nhau đang cùng nhìn về phía mặt trời.
Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, đặt biểu tượng con Dê phong thủy ở 2 bên đầu giường của người bệnh có tác dụng mang lại sức khỏe và giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Và khi công việc của bạn không thuận lợi hoặc bạn bị nhiều điều thị phi của tiểu nhân, hãy sử dụng biểu tượng Dê hóa giải tình trạng đang gặp phải.
Trong 12 con giáp, Dê được xem là biểu tượng của tính ôn hòa, thuần nên khi bài trí Dê tại bàn làm việc sẽ giúp chủ nhân luôn giữ được sự điềm đạm, tĩnh tâm, tốt cho các mối quan hệ giao tiếp. Nó cũng có tác dụng bồi đắp làm tăng thêm lòng kiên trì và ý chí phấn đấu của chủ nhân.